Lúc này đứa trẻ có thể cảm thấy rằng nó phải tỏ ra thông minh đến mức nó có thể dứt bỏ được gánh nặng đó.
Trẻ thường xem những lời khen ngợi quá mức là sự coi thường chúng. Nếu người lớn khen bất kỳ việc gì trẻ làm, trẻ sẽ tự nhiên cho rằng không biết lần tới nó có được khen như thế nữa không. Rõ ràng, nếu bạn muốn con bạn trở thành người biết suy nghĩ độc lập, bạn nên chọn lời khen cho thích hợp khi chúng đáng được khen, nếu con cái chúng ta làm được một việc tốt, nên có một lời khen cụ thể, như vậy chúng sẽ được động viên nhiều hơn để cố làm được nhiều điều khác nữa.
Có khi trẻ còn bực bội giận người lớn khi chúng được khen ngợi, đặc biệt khi chúng nhận thấy chúng chẳng giỏi giang gì cả. Lời khen quá đáng “con tôi giỏi quá” có thể gây phiền toái chứ không khuyến khích, động viên trẻ. Sự căng thẳng đo điều này gây ra có thể làm cho trẻ có hành vi trái ngược với hành vi trước đây, để cha mẹ chúng biết chúng đang cảm thấy thế nào, hoặc chúng sẽ không muốn làm gì trước mặt cha mẹ nữa và cứ giữ mãi những ý nghĩ thầm kín hoặc gây gổ và giận hờn mãi. Trẻ làm vậy vì chúng cảm thấy cha mẹ không nhận biết được khả năng thực sự của chúng.
Khi thầy giáo khen trẻ hết lời vì trẻ đã làm được những bài toán dễ, trẻ sẽ ngầm hiểu rằng chúng chỉ được xếp vào loại thường thôi. Chúng sẽ cảm thấy được khuyến khích, động viên nhiều hơn nếu thầy giáo chú ý đến những bài toán khó hơn, những thử thách mới đối với khả năng của chúng.
Với sự khuyến khích và khen ngợi, trẻ sẽ được động viên, tiếp tục cố gắng hơn nữa. Nghệ thuật chú ý, theo dõi, những kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ và đưa ra những lời khen ngợi tích cực là một yếu tố quan trọng trong việc giáo dục con cái.
Nguyễn Thùy An (thị xã Thái Bình) - Báo Gia Đình & Xã Hội số 37 (86) năm thứ hai (từ ngày 14/9 đến 21/9)/2000